Các lối nhà cổ truyền Việt Nam

Nhà cổ truyền Việt Nam có những loại nào? 

Trước hết chúng ta sẽ phải chia ra xem cấu tạo của một nhà bao gồm những loại nào và mình sẽ tạm thời phân loại ra như sau.

  • Nhà kẻ truyền
  • Nhà thuận
  • Nhà rường
  • Nhà quang đèn

Các kiểu kiến trúc trong nhà cổ truyền Việt Nam

Trong các kiểu nhà như thế này thì trong quy cách kiến trúc cổ việt nam nhà truyền thống còn được làm theo các kiểu kiến trúc sau:

  • Nhà hai mái, 2 đầu bít đốc
  • Nhà 4 mái, 2 đầu hồi có 2 mái phụ, mỗi trái nhà có thêm 1 hàng cột quân và có thể có thêm hàng cột hiên
  • Hình thức nhà 8 mái (hay còn gọi là chồng diêm)

Các hình thức nhà cổ truyền, truyền thống Việt Nam

Theo truyền thống của người việt thì số gian của nhà được làm theo các số lẻ, cụ thể như sau:

Phương đình: Bao gồm 1 gian chính giữa và bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng.
Nhà 3 gian truyền thống
Nhà 5 gian hay còn gọi 3 gian 2 trái
Nhà 7 gian hay còn gọi là 5 gian 2 trái
Nhà 9 gian hay còn gọi là 7 gian 2 trái
Phương đình - Văn miếu Quốc Tử Giám
Phương đình – Văn miếu Quốc Tử Giám
Quy cách cấu kiện nhà gỗ cổ truyền Việt Nam
Tuy rằng không thể minh họa hết được tất cả các loại, các kiểu nhưng chúng tôi cũng sẽ đưa ra hình ảnh minh họa để các bạn có thể tham khảo hết được tất cả các chi tiết trong 1 căn nhà gỗ nhé.


Vì thượng rường hạ kẻ

Đây là một trong các loại vì mà phần trên câu đầu được chồng rường và ở dưới sử dụng là các thanh kẻ ngồi. Tên gọi của các cấu kiện các bạn có thể đọc trên bản vẽ và tôi sẽ chú thích ngay bên dưới đây.

Cột: Trong nhà gỗ có 3 loại cột đó chính là cột cái, cột quân và cột hiên.

Cột cái: Được xác định là cột chính của nhà và các cột quân sẽ có kích thước phụ thuộc vào cột cái. Số lượng cột cái tùy thuộc vào quy mô công trình và thường là chỉ có 1 hàng cột cái và nhiều là 2 hàng.
Cột quân: (cột con) Các cột có kích thước nhỏ hơn cột cái và được liên kết với cột cái bằng các xà nách, quá giang.
Cột hiên: Là loại cột có chiều cao thấp nhất và đặt bên ngoài hiên phía trước của tam cấp để đỡ phần mái đua phía trước hiên.
Các loại xà: Xà chính là các thanh giằng theo chiều ngang hoặc chiều dọc của nhà có nhiệm vụ chính là liên kết các cột với nhau để tạo nên một khung cứng.

Xà thượng: Xà nằm gần trên đỉnh của cột cái liên kết các cột cái với nhau
Xà hạ: Có vị trí nằm dưới xà thượng phía trên quá giang để liên kết đối với các cột cái.
Xà cái: Trong một vài công trình thì phần xà hạ được làm là xà cái với kích thước to hơn tất cả các xà khác và nằm trên quá giang liên kết các cột cái.
Xà trung: Xà trung được sử dụng trong trường hợp không dùng xà hạ và xà thượng và được đặt giữa xà thượng và xà hạ. Xà trung cũng có nhiệm vụ liên kết các cột cái và nằm giữa câu đầu và quá giang.
Xà nách: Liên kết cột cái với cột quân trong khung nhà.
Xà tử thượng: Xà tử hạ là xà liên kết các cột quân và nằm ở phía trên đầu của cột quân
Xà tử hạ: Được liên kết giữa các cột quân và có vị trí nằm dưới xà tử hạ.
Xà hiên: Liên kết trên đầu các cột hiên
Xà ngưỡng: Xà ngưỡng liên kết dưới chân các cột quân và được đặt dưới cửa, đối với xà ngưỡng cửa dùng để đỡ khuôn cửa đi vào.
Kẻ hiên và bẩy: Có khá nhiều bạn nhầm lẫn trong việc phân biệt giữa kẻ và bẩy nên chúng tôi sẽ đưa ra khái niệm để các bạn có thể phân biệt được luôn nhé. Sự khác biệt giữa bẩy và kẻ là kẻ có cột đỡ ở đầu và bẩy thì không có mà thôi.

Kẻ hiên: Được liên kết từ cột quân tới cột hiên đỡ một phần mái đua ra và tựa trên một phần đầu của cột hiên,
Bẩy: Là một phần dầm đua ra để đỡ cho phần mái đua ra phía sau nhà hoặc 2 bên nhà và không có cột đỡ một đầu. Đối với các công trình đình làng chùa với 3 mặt hiên thoáng không có cột hiên nên được gọi là bẩy hiên.
Kẻ ngồi: Kẻ ngồi được liên kết giữa các cột cái và cột quân trong khung và nằm phía trên quá giang.
Hoành và xà thế hoành: Có tác dụng giống như xà và truyền tải toàn bộ trọng lượng của mái xuống các vì

Hoành: cũng là một trong các xà nằm cách đều, dàn trải theo mái để đỡ rui mái và được kê lên vì.
Xà thế hoành: Có tác dụng giống các thanh xà và được thay thế vị trí của hoành. Vị trí của xà thế hoành thường nằm trên đỉnh của cột cái, cột quân.
Rui: Rui có kích thước khá mỏng với độ dày 10mm và chiều rộng 100mm và chiều dài theo mái trước và mái sau, vị trí rui nằm đè lên các thanh hoành và có khoảng cách thông thường là 100mm hoặc theo kích thước của ngói màn. Trong một vài trường hợp thường có thể sử dụng rui chồng tức có một phần rui đục chữ thọ thay thế cho phần ngói màn.

Mè: Mè là các thanh gỗ có độ dày mỏng 10mm và bản rộng tùy thuộc được đặt song song với các thanh hoành, đè trên rui có tác dụng liên kết và giữ rui. Thường thì vị trí đặt các thanh mè sẽ được giấu ở các thanh hoành để khi nhìn từ trong nhà sẽ không bị lộ các thanh mè.  Khoảng cách các thanh mè không giống các thanh hoành mà nằm thưa hơn rất nhiều.

Ngói màn: Ngói màn được sử dụng trong nhà thờ họ thường là ngói màn chữ thọ với kích thước 150x190mm và được đặt trên các lớp rui, xen kẽ giữa các thanh rui để lộ phần chữ thọ. Và các viên ngói màn sẽ được hãm bởi các thanh mè.

Ngói nhà cổ: Đối với nhà cổ có rất nhiều loại ngói trong đó để lợp mái sẽ có ngói mũi, ngói lưu ly, ngói âm dương.

Các loại ngói nhà cổ

Ngói mũi: Ngói mũi có khá nhiều loại là ngói mũi ta hoặc ngói mũi hài, ngói vẩy rồng và thường được sử dụng trong các công trình đền chùa, dân gian và chủ yếu vẫn là các tỉnh miền bắc.
Ngói lưu ly: Ngói lưu ly thường được sử dụng để lợp ngói trong các đình chùa và chúng ta sẽ bắt gặp nhiều nhất là các tỉnh miền nam.
Ngói âm dương: Cũng giống như ngói lưu ly và ngói âm dương này được phân phối chủ yếu vẫn là tại Bát Tràng. Các lợp chủ yếu vẫn là viên úp viên ngửa.
Cái nóc: Hay còn được gọi là thượng lương là phần đỡ bờ nóc và giao giữa 2 phần mái trước và mái sau. Cái nóc chạy dọc theo nhà và có kích thước khá to để đỡ được các phần giao giữa hai mái. Tại cái nóc sẽ được đục chạm trang trí và chủ yếu vẫn là ghi ngày tháng năm làm nhà.

Đấu vòi: Có vị trí nằm dưới cái nóc và trên con lợn (rường bụng lợn)

Dép thượng lương: Có tác dụng để kê hay chèn giữa vì và cái nóc, trong một vài trường hợp khi lên khung nhà không khớp thì có thể sử dụng dép để kê cho khít.

Dép hoành: Tương tự như dép thượng lương để kê giữa các thanh hoành với ván dong, rường…

Con lợn: Hay được gọi là rường bụng lợn là con rường nằm trên cùng và trên đầu của cột trốn và có nhiệm vũ đỡ cái nóc.

Ván lá đề: Được giới hạn giữa rường bụng lợn, 2 cột trốn và câu đầu. Ván lá đề thường được trang trí bằng các hoa văn hay chữ Thọ, chữ Phúc… Ván lá đề thường chỉ có trong các kiểu vì như kẻ truyền, chồng rường, quang đèn.

Bức thuận nhà gỗ

Đây là phần bức thuận nhà gỗ mà tôi muốn chia sẻ tới các bạn, đối với bức thuận này còn nhiều chi tiết tôi không biết nếu các bạn biết có thể đóng góp cho mình nhé. Phần bản vẽ hơi đơn giản nên mong các bạn thông cảm.


Nhà chồng rường

Đây là một trong các vì điển hình của nhà rường với kết cấu chủ yếu vẫn là các thanh rường, rường cụt xếp chồng lên nhau

Con rường, chồng rường: Là các đoạn gối mái được xếp đè lên nhau và càng lên cao càng thu nhỏ theo chiều dốc của mái có nhiệm vụ đỡ mái và thượng lương.

Rường cụt: Có vị trí nằm ở vì nách nằm giữa cột cái và cột quân, trên xà nách đỡ hoành và thu dần theo độ dốc mái.

Trụ  trốn: Nằm dưới rường bụng lợn, đỡ con lợn và nằm trên câu đầu, phía dưới trụ trốn thường được đỡ hay trang trí bằng đấu. Trụ trốn còn nằm ở vì nách. Phần thân của trụ trốn thường được đục trạm chữ thọ, chữ phúc.

Cột trốn: Cột trốn là phần trên cùng của cột cái và  nằm trên quá giang, không có phần thân và phần đế. Dưới cột trôn có thể là đấu cơm, đấu rế, đấu bát.


Chi tiết vì hàng hiên


Tàu mái: là phần nằm trên đầu kẻ, đầu bẩy để đỡ phần rui đua ra của mái, tàu mái chạy dọc theo mặt trước hoặc 2 mặt bên của nhà. Phia trên tàu mái là phần lá mái

Lá mái: Nằm trên tàu mái đỡ phần rui đua ra đỡ ngói

Then tàu: Liên kết giữa tàu mái với xà hiên để giữ phần tàu mái không bị trôi.

Ván dong (ván rong): Nằm kê giữa kẻ và hoành, mục đích của ván dong chính là truyền lực từ các thanh hoành tới vì. Ở ván dong thường được đục trạm trang trí các hoa văn như tứ linh đối với chùa hoặc được cách điệu đối với nhà ở bình thường. Tại các tỉnh miền nam thì được trang trí bằng các loại hoa hoặc loại quả.

Đầu dư: phần thừa ra của kẻ hoặc bẩy, kẻ ngồi liên kết vào cột quân hoặc cột cái và để giữ các thanh kẻ, thanh bẩy. Ngoài ra còn một vài tên gọi khác như dái kẻ, dái bẩy

Con triện: Con triện thường được trang trí tại 2 cánh phong hoặc trên đỉnh nóc

Bờ nóc: Là phần trên cùng của mái được xây gạch và đắp xi măng và phía trên bờ nóc được đặt và trang trí các con vật trong tứ linh đối với chùa hoặc con kìm, cá sấu… đối với nhà ở.

Gạch hoa tranh: Gạch hoa tranh được sản xuất tại các lò gốm hoặc viglacera và được đặt tại bờ nóc.

Quy cách nhà cổ

Xin chào, đoạn dưới đây là mình bổ sung thêm 1 mặt cắt của 1 bộ vì của nhà thờ họ 2 tầng 8 mái hay còn gọi là nhà cổ diêm. Trong phần mặt cắt này có thêm khá nhiều chi tiết mà mình nghĩ là rất cần thiết cho các bạn cùng tham khảo. Nếu nói về kiến thức nhà cổ thì mỗi nơi có một tên gọi khác nhau cho nên các bạn cũng không nên tranh luận quá nhiều làm gì. Trong bài viết có gì sai xót rất mong các bạn chỉ cho mình để mình sửa lại nhé.


Chi tiết bộ vì nhà thờ họ 2 tầng

Các bạn có thể nhìn thấy khá nhiều các chi tiết nhưng về cơ bản không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên ý mình muốn bổ sung để các bạn có cái nhìn khác hoặc gặp trường hợp nhà cổ diêm thế này chúng ta sẽ dễ hình dung và dễ hiểu hơn.

Nội dung bài viết còn hạn hẹp, có gì sai xót rất mong các bạn bổ sung giúp. Cám ơn các bạn!


Thực ra hầu hết các quy cách cấu kiện nhà cổ đều gần như giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ là tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia chủ chúng ta sẽ vẽ thêm mà thôi. Trong phần này chúng tôi xin bổ sung thêm một vài chi tiết mới để các bạn có thể tham khảo rõ hơn nhé.

Chi tiết vì nhà rường


Trong phần vì đầu hồi này có thêm một vài chi tiết tôi sẽ bổ sung thêm cho các bạn, các bạn có thể tải ảnh về để xem chi tiết hơn nhé. Các chi tiết bổ sung thêm như sau:

Ván thưng cao 240 dày 60
Xà lòng: giống như xà hạ nhé
Ô thoáng, con tiện, tam sơn
Đố măng + Triện 1930x325x100
Ván chạm 4: 400x265x80
Xà chặn: 80x150x1950
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất
17/04/2024 / Admin
Dựng nhà 5 gian hiên thông lim Lào xã Nam Trung huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương Đội ngũ thi công nhiề kinh nghiệm, lành nghề, công trình đạt chất lượng tốt.
10/04/2024 / Admin
Nhà gỗ 5 gian đẹp thanh thoát và sang trọng.  Các chi tiết trang trí được chạm khắc tinh xảo, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống.
02/04/2024 / Admin
Hoàng Giang - Thiết kế thi công nhà gỗ Việt đẹp, bàn giao Bàn giao từ đường họ Lê xã Hương Thủy huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Một số hình ảnh thi công
06/02/2024 / Admin
Một số hình ảnh Bàn giao Tu bổ cấp thiết đình Lê Xá, xã Lê Ninh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương của nhà gỗ Việt đẹp Hoàng Giang
05/02/2024 / Admin
Đền Chợ Cháy tọa lạc tại thôn Cẩm Chế, xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Đền thờ Hoàng Thị Hồng, người có công lập chợ và phát triển kinh tế cho địa phương.
Tin đã đăng

Giới thiệu

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần Tu Bổ Di Tích Hoàng Giang
 Đội 6 - Thôn Cúc Bồ - Xã Kiến Quốc - Ninh Giang - Hải Dương. 
Hotline: 097.2345.351 / 0962.650.388
http://nhagovietdep.vn 
hoangphamhaian@gmail.com

Kết nối với chúng tôi

Hotline:
0972345351
Copyright 2016 © nhagovietdep.vn